Trắc Nghiệm Bản Thân Bói Toán
Bói Bàn Tay
Bàn tay là gì ?
1 - Bàn tay giúp sự nhận xét bịnh tật .
2 - Bàn tay giúp sự xét đoán tâm lý cá nhân.
3 - Bàn tay giúp sự tiên đoán những điều nguy hại, cũng như thuận lợi cho người . Hai bàn tay mặt và trái được chia thành 2 địa hạt rõ rệt: tinh thần hay thiên định được ghi ở bàn tay trái; vật chất hay nhân lực được ghi trong bàn tay mặt .
Sự mâu thuẫn giữa bàn tay nam và nữđược chứng minh qua những nguyên nhân sau:
1 - Khuôn khổ: với 1 mẫu bàn tay, chẳng hạn như vuông, dài, tròn, bầu, nhọn, mũi viết ... giá trị sẽ khác nhau nếu không nói là trái ngược nhau giữabàn tay nam và nữ . Thí dụ: 1 bàn tay mũi viết ở người bạn gái, đó là hình thức bàn tay gặp nhiều may mắn trong bất cứ trường hợp nào: tiền, tình, cũng như danh vọng . Ngược lại cũng bàn tay mũi viết ấy ở người bạn trai, giá trị lại như sau: giàu tưởng tượng, thiếu thứctế, do dự, đôi khi trở thành khiếp nhược, bỏ lỡ cơ hội vì nữ tánh của mình .
2 - Hình thức: 1 bàn tay mập và dày Ở người bạn trai sẽ nói lên sự may mắn và thành công về phương diện vật chất, sự nghiệp . Ở người bạn gái, nhiều dâm tính, lúc nào cũng tìm cách thoả màn nhục dục, do đó có thể là bàn tay của người bạn sa đoạ .
3 - Màu sắc: màu trắng Ở bàn tay người nữ là bàn tay thắng lợi về mọi phương diện . Ở bạn trai thì ít được may mắn, đó làmẫu bàn tay của người háo ăn, ham chưng diện, thích xa hoa, nhưng kém bình tĩnh và thản nhiên trước sự khốnkhổ của người khác . Những nét đại cương trong bàn tay bạn gái Lưu ý: một đường chỉ, một ấn tượng trong bàn tay không đáng kể, mà trọnbàn tay mới đáng kể .
Đường Chánh:
1 - Bàn tay giúp sự nhận xét bịnh tật .
2 - Bàn tay giúp sự xét đoán tâm lý cá nhân.
3 - Bàn tay giúp sự tiên đoán những điều nguy hại, cũng như thuận lợi cho người . Hai bàn tay mặt và trái được chia thành 2 địa hạt rõ rệt: tinh thần hay thiên định được ghi ở bàn tay trái; vật chất hay nhân lực được ghi trong bàn tay mặt .
Sự mâu thuẫn giữa bàn tay nam và nữđược chứng minh qua những nguyên nhân sau:
1 - Khuôn khổ: với 1 mẫu bàn tay, chẳng hạn như vuông, dài, tròn, bầu, nhọn, mũi viết ... giá trị sẽ khác nhau nếu không nói là trái ngược nhau giữabàn tay nam và nữ . Thí dụ: 1 bàn tay mũi viết ở người bạn gái, đó là hình thức bàn tay gặp nhiều may mắn trong bất cứ trường hợp nào: tiền, tình, cũng như danh vọng . Ngược lại cũng bàn tay mũi viết ấy ở người bạn trai, giá trị lại như sau: giàu tưởng tượng, thiếu thứctế, do dự, đôi khi trở thành khiếp nhược, bỏ lỡ cơ hội vì nữ tánh của mình .
2 - Hình thức: 1 bàn tay mập và dày Ở người bạn trai sẽ nói lên sự may mắn và thành công về phương diện vật chất, sự nghiệp . Ở người bạn gái, nhiều dâm tính, lúc nào cũng tìm cách thoả màn nhục dục, do đó có thể là bàn tay của người bạn sa đoạ .
3 - Màu sắc: màu trắng Ở bàn tay người nữ là bàn tay thắng lợi về mọi phương diện . Ở bạn trai thì ít được may mắn, đó làmẫu bàn tay của người háo ăn, ham chưng diện, thích xa hoa, nhưng kém bình tĩnh và thản nhiên trước sự khốnkhổ của người khác .
Những nét đại cương trong bàn tay bạn gái Lưu ý: một đường chỉ, một ấn tượng trong bàn tay không đáng kể, mà trọnbàn tay mới đáng kể . Đường Chánh:
- Có 6 đường chánh trong bàn tay, không luận nam nữ .
1 - Đường Sanh Đạo: bắt nguồn từ khoảng giữa 2 ngón cái và ngón trỏ, bọc vòng theo thân dưới ngón cái chạy như 1 hình vòng cung xuống cườm tay.
2 - Đường Trí Đạo: bắt nguồn từ 1 chỗ với đường Sanh Đạo, hoặc dính liền với đường này, hoặc phát nguồn rời ra và chảy về rìa bàn tay hoặc lên trên hoặc xuống dưới, nghĩa là đổ vào các gò nằm cận rìa bàn tay.
3 - Đường Tâm Đạo: phát nguồn từ rìa bàn tay, dưới ngón út chảy vào lòng bàn tay hoặc chấm dứt thật xa dưới ngón trỏ, hoặc chấm dứt lưng chừng dưới ngón giữa, dưới ngón áp út . Cũng có những đường Tâm Đạo quá ngắn, vừa phát ra là chấm dứt ngay tại thân dưới ngón út . Đây là 1 điểm cần đặc biệt để ý, vì rất dễ nhậnđịnh lầm với đường Hôn Nhân.
4 - Đường Định Mạng: nằm giữa ở thân giữa lòng bàn tay, phát nguồn từ cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay chảy đứng lên và chấm dứt ở nhiều nơi, thường thì đường này hay chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Trí Đạo, dài hơn 1 chút là chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Tâm Đạo .
5 - Đường Thái Dương: phát nguồn từlưng chừng bàn tay, gần như không bao giờ ở thân dưới bàn tay, mà từ giữa lòng bàn tay trở lên và chảy vào thân dưới ngón áp út, tức là gò Thái Dương.
6- Đường Trực Giác: luôn luôn nằm ởrìa bàn tay và phát nguồn trong gò Thái Âm thành hình vòng cung, bề cong ở phía lòng bàn tay, chảy lên gò Thủy Tinh tức gò nằm dưới ngón út và chấm dứt nơi đây.
Đường Phụ: 1 - Vòng Kim Tinh: là 1 đường cong, nằm vắt ngang dưới 2 ngón giữa và ápút, hoặc dài hơn từ cạnh ngón trỏ đếnthân dưới ngón út . Đường cong này có nhiều hình thức: cong như vòng cung, cong 1 đầu, thẳng 1 đầu hoặc 1đường cong dài và 1 đường cong ngắnđi cặp ở khoảng đầu hay ở khoảng cuối . Cũng có những vòng Kim Tinh gần như ngay và bị cắt đứt nhiều khoảng, hoặc gồm những chỉ tay nhỏ vấn vào nhau như sợi nhợ se lại . Chiều cong của vòng Kim Tinh luôn nằm về phía dưới, gần như hình 1 lưỡiliềm, có 2 đầu vấn vào nhau như sợi nhợ se lại
2- Đường Xà Ngang (đường Xuyên): là những đường nhỏ, đa số là ngắn và thường phát nguồn từ gò Kim Tinh xuyên ngang đường Sanh Đạo, qua đường Trí Đạo . Vượt thẳng thêm lênđường Tâm Đạo, đường xuyên được xem là dài . Đường Sà luônc ó 1 chiều cong ở thân dưới, chiều này luôn luôn hướng về phía ngón cái, đầuphát nguồn từ gò Kim Tinh hay đồng Hoả Tinh.
3 - Đường Hôn Nhân: là những đường nhỏ, luôn luôn là ngắn, dài nhất trong đường Hôn Nhân là 1 đường chấm đến khu vực giao liên giữa 2 ngón út và áp út . Đường Hôn Nhân luôn luôn đóng thântrên đường Tâm Đạo, và phát nguồn từ rìa bàn tay, hoặc nhiều, hoặc ít, tối đa là 5. Có 3 hình thức: thẳng, cong về phía trên hoặc công xuống phía dưới . Một hình thức đặc biệt là chỗ cuối đường Hôn Nhân rẽ làm 2 (chỉ xuất hiện ở bàn tay nữ, rất ít ở bàn tay nam).
4 - Đường Hoả Tinh: luôn luôn nằm trong khu vực gò Hoả Tinh và không bao giờ vượt ra ngoài gò này . Phát nguồn từ rìa bàn tay và luôn luôn ngắn nhưng ngay thẳng, ít thấy cong.
5 - Đường Du Lịch: xuất hiện trong gò Thái Âm, vượt vào đồng Hoả Tinh và phát nguồn từ rìa bàn tay . Đường Du Lịch có thể nhiều, đôi khi chỉ có 1và là đường dài hơn hết trong 2 đường Hông Nhân và Hoả Tinh.
6 - Đường Thủy Tinh (Sinh Lực): phát nguồn từ gò Thái Âm, nơi giáp giới giữa gò này và gò Kim Tinh hoặc trong đồng Hoả Tinh . Nằm nghiêng theo rìa bàn tay và lúc nào cũng chảy lên gò Thủy Tinh, ngắn nhứt cũng vừa chấm vào địa phận gò này .
7 - Sau đường Thủy Tinh là ngấn cườm tay. Đó là những đường nằm vắt ngang thân dưới lòng bàn tay, trong khu vực cườm tay. Nó có thể vượt lên khỏi cườm tay và đôi khi cũng rời khỏi bàn tay, lệch về phía dưới .
Ngấn cườm tay ít nhất là 1, nhiều nhất là 3, cũng còn gọi là vòng Kỳ Diệu .
8 - Vòng Mộc Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón trỏ qua ngón giữa .
9 - Vòng Thủy Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón út qua ngón áp út .
10 - Đường Tử Tức: là những đường tí ti nằm lí nhí đứng trên đường Hôn Nhân. Những đường này có thể đóng cao trong khu vực lóng thứ 3 của ngón út . (Là đường duy nhất có giá trị trong bàn tay bạn gái mà vô nghĩ trong bàn tay bạn trai) Các Gò 1 - Gò Kim Tinh: nằm trọn ở thân dưới ngón cái, và có đường Sanh Đạo bọc vòng theo . 2 - Gò Mộc Tinh: chiếm dưới thân ngón trỏ, dính liền với gò Thổ Tinh vàgiao tiếp với đồng Hoả Tinh. 3 - Gò Hoả Tinh Âm: là 1 khoảng cách rất nhỏ nằm ở gữa 2 gò Kim Tinh và Mộc Tinh. 4 - Gò Thổ Tinh: nằm dưới ngón giữa,giao tiếp với gò Mộc Tinh và dính liềnvới gò kế cận ngón áp út . 5 - Gò (đồng) Hoả Tinh: nằm ở thân dưới gò Thổ Tinh. 6 - Gò Thái Dương: nói theo Gò Thổ Tinh, chiệm trọn thân dưới ngón út . 7 - Gò Hoả Tinh Dương: dọc theo rìa bàn tay, nằm ở lưng chừng . 8 - Gò Thái Âm: tiếp với cườm tay vàgò Kim Tinh.
Các ngón và khu vực khác: Trong bàn tay, ngoại trừ ngón cái được xem là ngón tượng trưng cho cá tánh của người, hay là ngón chỉ huy, các ngón khác đều có 1 tên của nó chiếu theo ảnh hưởng của hành tinh. - Ngón trỏ là ngón Mộc Tinh. - Ngón giữa là ngón Thổ Tinh. - Ngón áp út là ngón Thái Dương. - Ngón út là ngón Thủy Tinh. -Thân dưới ngón út chạy dọc đến cườm tay gọi là rìa bàn tay. -Khu vực nằm giữa 2 đường Tâm Đạovà Trí Đạo gọi là Hình Bốn Góc . -Khu vực nằm trong khoảng giao nhaugiữa những đường Sanh Đạo, Trí Đạo và Trực Giác gọi là hình Tam Giác Lớn . -Góc tiếp giáp của 2 đường Sanh Đạo và Trí Đạo là góc Tối Cao. -Góc tiếp giáp của 2 đường Trí Đạo và Trực Giác gọi là góc Trung Gian hay Góc Trái . Góc còn lại nơi tiếp giáp giữa 2 đường SAnh Đạo và Trực Giác là Góc Hạ hay Góc Nội, hoặc Góc Mặt . -Khu vực nằm trong khoảng giao nhaugiữa những đường Trí Đạo, Định Mạngvà Trực Giác gọi là hình tam giác nhỏ.
ĐỊNH LUẬT TƯƠNG ĐỐI TRONG VIỆC PHÂN TÁCH BÀN TAY BẠN GÁI Muốn tìm hiểu giá trị bàn tay cho một người, để xác định cuộc đời của người ấy trên các phương diện: tiền, tình, danh vọng, thân thế ... không những trong quá khứ và hiện tại, mà còn trong tương lai nữa, thì việc nghiên cứu đơn thuần bàn tay sẽ đưa đến sự sai lạc hoàn toàn .
Nói một cách khác, muốn tìm hiểu cuộc đời của một người trong bàn tay, nếu chỉ xem 2 bàn tay suông chưa đủ mà phải áp dụng sự dung hoà về mọi mặt 1 - vóc dáng 2 - diện mạo 3 - bàn tay 4 - cử chỉ 5 - tiếng nói Từng ấy yếu tố kết hợp lại mới xét đoán đầy đủ giá trị ghi sẵn trong 2 bàn tay, nhứt là bàn tay bạn gái lại càng cần thiết hơn. THÂN THỂ Nghiên cứu về thân thể, chúng ta có đối tượng rõ rệt giữa nam và nữ .
Người nam bẩm sinh thân trên vuông lớn, thân dưới nhỏ; người nữ thân trên nhỏ, thân dưới tròn lớn . Ở người nữ, dạ dưới to hơn ở người nam và khum về phía trước, thắt lưngtrở thành eo. Ở người nữ, đùi dài hơn người nam nhưng chân ngắn hơn người nam. Về người mập, chúng ta để ý như thế này: Người nam mập phần trên như cổ, ót, vai, bụng trên. Người nữ mập phần dưới: háng nở, bụng xệ, mông vàđùi tròn . Về người ốm cũng vậy: Người nam ốm ở cổ, ngực và tay. Người nữ thì xương háng lồi lên, vế và bắp chân teo lại . Biết qua những điểm đặc biệt về thể chất của 2 phái nam và nữ, chúng ta tìm hiểu về cá tánh riêng biệt của 2 phái về mọi phương diện, nó sẽ tùy theo vóc dáng, bộ phận trong thân thể, và cũng tùy hình thức mập ốm mà có những cá tánh đặc biệt, dĩ nhiên khác nhau. Chúng ta có những chiết tính sau đây về cá tánh mỗi người: - Người tác lớn cân đối: tánh chậm nhưng cương nghị . - Người tác lớn không cân đối: tánh chậm và nhu nhược . - Người tác trung cân đối: tánh sống động và tích cực .
- Người tác trung không cân đối: tánhsống động như tiêu cực . - Người tác nhỏ cân đối: linh hoạt mau mắn . - Người tác nhỏ không cân đối: tánh nóng nảy, dễ xúc động nhưng mau nguội . - Người tác lớn mập: chậm chạp thiếuý chí . - Người tác lớn, tròn trịa: hoạt độ;ngđúng mức nhưng không liên tục . - Ngước tác lớn, ốm: không bền chí . - Người tác trung, mập: hoạt động đúng mức nhưng mau bỏ cuộc . - Người tác trung, tròn trịa: sống động, bình tĩnh . - Người tác trung, ốm: thật hoạt động nhưng không bền chí .
- Người tác nhỏ, mập: linh hoạt, trung trực . - Người tác nhỏ, tròn trịa: linh hoạt, trầm tĩnh . - Người tác nhỏ, ốm: linh hoạt, nóng nảy, dễ xúc động . - Người có thắt lưng cao: phát triển về thực tế, có nữ tánh . - Người có thắt lưng thấp: phát triển về tinh thần, có nam tánh . - Người có ngang lớn: có khả năng thực hiện . - Người có ngang nhỏ: thiếu khả năng thực hiện . - Người có ót nở, vai rộng: cường tráng, giàu nghị lực . - Người có ót hẹp, vai ốm: không thích hoạt động, hay mơ .
- Người có ngực nở phần trên: ham thực hiện .
- Người có ngực nở phần dưới: ham hoạt động .
- Người có ngực nhỏ hơn bụng: trầm mặc . - Người có ngực hẹp và ốm: suy tư . - Người có bụng bằng, thịt săn: ham thực hiện . - Người có bụng thẳng, nhiều thịt: ham hoạt động . - Người có bụng to: trầm mặc . - Người có bụng nhão: suy tư. - Người có xương chân hẹp: nam tính. - Người có xương chân rộng: nữ tính . - Người có đùi dài: nữ tính . - Người có đùi ngắn: nam tính . Trên đây là cá tánh tổng quát nghiên cứu theo hình thức vóc dáng, lần lượtchúng ta tìm hiểu về cá tánh của người tùy từng bộ phận riêng rẻ, dĩ nhiên là bộ phận bên ngoài như đầu, mặt, trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng, cằm, hàm, tai, cổ, tóc, màu da và sau cùng mới đến bàn tay là điểm chánh trong phần nghiên cứu về cuộc đời của người con gái, hay người nữ hiện diện trong bàn tay. Chúng ta khởi sự bằng sự nghiên cứu về cá tánh của người qua hình thức của mỗi thứ đầu .
ĐẦU Nghiên cứu về đầu, chúng ta phải nghiên cứu 2 phần chánh diện tức là nhìn trước mặt và bình diện tức nhìn nghiêng. Về chánh diện, chúng ta có những cá tánh sau đây, tùy theo mỗi hình thức: - Đầu rộng, quá mức bình thường (nghĩa là 2 bên xương tai gồ ra): giàunăng lực, rộng xã giao.
- Đầu hẹp: thiếu năng lực, không hoạt bát . - Đầu hình trái lê: trầm mặc . - Đầu trái xoan: tánh tình hay thay đổi . - Đầu vuông hay chữ nhựt: ham thực hiện, có khả năng. - Đầu hình tam giác: suy tư.
- Đầu có những nét béo, mỡ: nặng nề,ham vật chất . - Đầu có những nét tròn hay trái xoan: dịu dàng, dễ cảm, nữ tánh . - Đầu có những nét gân guốc: nam tính . - Đầu có những góc cạnh: dễ xúc động, nóng nảy . Về trắc diện, nghĩa là nhìn nghiêng, chúng ta có những cá tánh sau đây: - Phần trên nảy nở: nghiêng về tinh thần, chú trộng về thần bí, duy tâm. - Phần dưới nảy nở: chú trọng về thể xác, duy vật . - Phần trước nảy nở: nghiêng về hoạt động, có ý chí chinh phục . - Phần sau nảy nở: nghiêng về thụ động, có ý chí tự vệ . - Phần trước, ở trên nảy nở: trí thức, chủ động . - Phần sau, ở trên nảy nở: trí thức, thụ hưởng . - Phần trước, ở dưới nảy nở: có khả năng hoạt động về thể xác .
- Phần sau, ở dưới nảy nở: thực tế, nhưng thụ động . MẶT Đây là phần có thể được xem là trọng yếu vì đặt ra là con người, xấu rốt, sang hèn, cao thượng hay đê tiện đều do mặt và tay mà ra, nếu xét đoán về hình thức . Có câu: "trông mặt đặt lòng". Nghĩa là chỉ xem qua gương mặt cũng có thể đoán được phần nào lòng dạ con người . Nói như thế có nghĩa là mặt giữ một phần tối yếu trong con người . Đối với bàn tay, mặt có một giá trị về bên ngoài, bàn tay có giá trị bên trong, cũng như một trái cây, vỏ và ruột hay tình thần vật chất cũng thế .
Nghiên cứu về mặt, chúng ta có 4 thểthức phân chia khuôn mặt thành 4 phần nổi bật:
1- Khuôn mặt có phần hàm lớn hơn, tượng trưng cho bản tính tự nhiên.
2- Khuôn mặt có phần gu, tức phần giữa lấn hơn, tượng trưng cho bản tính đa cảm .
3- Khuôn mặt có phần trán lấn hơn, tượng trưng cho đời sống tinh thần .
4- Khuôn mặt cân xứng về các phần, tượng trưng cho sự hoà hoãn, quân bình cuộc sống . Cũng có những phần lớn hơn, bản tánhcàng bộc lộ rõ rệt hơn. Thường thường ở người bạn gái, huôn mặt luôn nhỏ và có những nét lấn rất ít trông thấy, nhưng cành lớn tuổi nhữngnét ấy càng thấy rõ hơn.
TRÁN Chúng ta khởi đầu bằng việc nghiên cứu phần trên của trán, vì đó là phần quan trọng, có thể nói đó là sự phân biệt giữa người và vật . Dĩ nhiên một chiếc trán thấp là 1 hình thức tượng trưng sự kém về thông minh, thiếu ý chí và tất cả, có nghĩa là khiếm khuyết về mặt tinh thần . Về phương diện giá trị, chúng ta có những giá trị tổng quát như sau: - Trán to và rộng tượng trưng cho sự nảy nở và khả năng tinh thần, thụ cảm. - Trán nhỏ và hẹp tượng trưng cho tríóc hẹp hòi, cừng đầu, có óc phe đảng. - Trán thấp tượng trưng cho sự ham muốn . - Trán cao và bằng: dễ xúc cảm, giàu tưởng tượng, lãn mạn . - Trán tròn: mơ mộng, mềm dịu, dễ thụ cảm . - Trán chữ nhật: thông minh, thực tế và có quy tắc . - Trán bằng: thông minh tầm thường . - Trán vồ: thông minh, hoạt động, thực hiện . - Trán vuông có cạnh: chặt dạ, thiếu cảm giác . - Trán vuốt: nghiêng về thần bí, mộngảo . - Trán có chiều nghiêng đưa ra: cứng đầu, có thái độ trẻ con, ương ngạnh, ngoan cố . - Trán có chiều nghiêng hơi xiên: thông minh chững chạc . - Trán trợt: có óc thực tế nhanh trí, giàu tưởng tượng, nhiều ham muốn . - Trán trợt và tròn: dễ tin dị đoan, nhiều mê tín .
Cũng như khuôn mặt, nghiên cứu về trán chúng ta có thể chia vầng trán thành 3 khu vực để tìm hiểu chính xác về ý nghĩa của từng khu vực . Ba khu vực đó là:
1- Khu vực trên - Khu vực trên là khu vực rất nhạy cảm, có thể nói đây là khu vực cao nhất trong con người chịu ảnh hưởng trực tiếp về tinh thần . Khu vực này nảy nở về phần trên, người sẽ nghiêng về thần học, về huyền bí . Khu vực này tròn người giàu tưởng tượng . Khu vực này lồi, người lý thuyết mơ hồ .
2- Khu vực giữa nằm ở giữa khu vực trên và khu vực dưới . Khu vực này không thấy rõ người có một khả năng trí thức tầm thường . Khu vực này trong thấy rõ, người có nhiều suy nghĩ . Khu vực này có một lằn ngang, người có những suy nghĩ thái quá hay quá đáng cũng thế .
Trán lồi ở khu vực này, người rất thẳng thắn, chân thật, cao thượng và nhất là ham thích đạo giáo . Trán tròn ở khu vực này: người sẽ có 1 trí nhớ dồi dào . Trán bằng ở khu vực này, người sống động . Trán lõm ở khu vực này, người có tánh do dự, đa nghi và lắm chuyện .
3- Khu vực dưới nằm trên chân mày . Nếu khu vực này chồm ra, sát với chân mày, người sẽ có khả năng đáng kể về cảm giác và rất nhạy cảm . Khu vực này nổi nhiều chừng nào, người có óc thực tế nhiều chừng ấy . Khu vực trên chân mày như có bướu, người có óc thực hiện, chịu phê bình, chỉ trích . Khu vực này có những nếp nhăn từ mũi đứng lên, người hay tập trung tư tưởng, có thiện chí . Trán tròn ở khu vực này, người có tánh kín đáo . Những nếp nhăn nằm vắt ngang khu vực này, người thiếu khả năng quan sát, thiếu thực tế . Ngoài giá trị riêng biệt của từng khu vực trên đây về trán, chúng ta còn đểý những nếp nhăn, gần như luôn luôn có trên vầng trán của mỗi người, nếu lúc còn trẻ tuổi không lộ ra, vào lúc trung tuần cũng thấy rõ . Cũng như những hình thức của trán, nếp nhăn có nhiều ý nghĩa khác nhau: - Nếu trán không có nếp nhăn: người sẽ kém khả năng hoạt động về tinh thần .
- Trán nhiều nếp nhăn, dĩ nhiên là ngược lại với trán không nếp nhăn, người sẽ có một khả năng rộng rãi về hoạt động tinh thần .
- Trong phần dưới của trán có những nếp nhăn nằm ngang, người có óc miệt thị, tự hào . - Trán có nhiều nếp nhăn tréo nhau, người có tánh kỳ quặc, tinh thần luôn luôn giao động . - Trán có nhiều nếp nhăn song song vànghiêng, người đểu giả, gây rối và đa nghi. - Trán có nhiều nếp nhăn đứng và nghiêng chen lẫn nhau, người có óc đêtiện, cứng đầu . - Trán có những nếp nhăn đứng giữa 2chân mày, người luôn luôn tập trung suy nghĩ trong bất cứ việc gì . - Trán có nhiều nếp nhăn ngang ở chí gốc mũi, người lỳ lợm . CHÂN MÀY Muốn nghiên cứu về chân mày, chúng ta cần phân tách làm 4 sắc thái riêng rẽ nhau để nghiên cứu . Đó là chiều dài, chiều cao, chiều dày và hình thức.
Chiếu theo những sắc thái đó, chúng ta có những giá trị khác nhau về chân mày như sau: - Chân mày lá liễu, người mềm mại, duy tâm, hoàn toàn nữ tánh . - Chân mày ngang, người thực tế, hay tìm tòi, thông minh, ngăn nắp, tự chủvà có óc sáng tạo . - Chân mày ngang, ngắn, người giàu thiện chí, can đảm về tinh thần cũng như vật chất . - Chân mày xiên quớt về phía trên, tánh tình bất nhứt, đa nghi, giọng chua chát và hay châm biếm . - Chân mày xiên xuống, người có óc bi quan, duy ngã, bần tiện, ghét đời, khiếp nhược . - Chân mày nhiều và dài, người nhiều khí chất, kiên gan, tiến thủ . - Chân mày nhiều và ngắn, người ham hoạt động, tế nhị, dễ khích động nhưng trong thời gian không lâu. - Chân mày mỏ và dài, người bình dị, mềm mỏng, kiên trì . - Chân mày mỏng và ngắng, người lãnh đạm, hờ hững, kém hoạt động . - Chân mày lá liễu, thưa và nhuyễn, người nhu nhược, thích trầm lặng . - Chân mày rậm, cứng, người bồng bột không ngăn được, lanh lợi, hoạt động .
- Chân mày lợt, người yếu ớt . - Chân mày đậm, người mạnh dán .
- Chân mày đứng chấm tới gốc mũi, người cứng cỏi, đanh thép, không chịubắt chước, nhưng lắm lúc phải trụy lạc về tinh thần cũng như về luân lý . - Chân mày thiếu đều đặn, người sắc thái mất quân bình . - Chân mày dang ra, người nhác nhúa, thiếu suy xét .
- Chân mày gần lại, người hay tập trung ý nghĩ, chịu suy xét . - Chân mày chấm nhau, người có tánhghen tuông, thâm hiểm, đố kỵ . - Chân mày thật đều, đồng thanh đồng thủ trên mắt, người nhát gan, không rõ ràng, nhẹ dạ, dễ khích động, hay thay đổi, thiếu xét đoán nhưng rất trong trắng và thật thà .
- Chân mày thật gần với mắt, người bướng bỉnh, ưa phê bình, khinh người, nhưng chịu suy nghĩ và sáng suốt . Những giá trị trên đây là gía trị căn cứ trên sự điều hoà về hình thức . Nóimột cách khác, đó là giá trị của các loại chân mày đều đặn, dù bên mặt hay bên trái . Nhưng trên thực tế, còn có những chân mày không đều đặn mà chúng tacần phải nghiên cứu cho đầy đủ . Trường hợp chân mày không đều đặn,trước nhất sự nghiên cứu phải được căn cứ theo từng chi tiết thiếu đều đặn ấy dung hoà với nhau, tìm kết quảsau cùng, tức là giá trị của hình thức chân mày ấy trên thực tế . Về chân mày không đều đặn, chúng tacó như thế này về giá trị:
- Chân mày phía mặt xác nhận bản năng tinh thần mong muốn . - Chân mày phía trái xác nhận khả năng vật chất nhứt định . Căn cứ 2 phương thức trên, chúng ta sẽ dễ dàng phân tách giá trị của chân mày, dĩ nhiên phần thiếu đều đặn ở đâu, sẽ chiếu theo giá trị ở đấy có quyết định sau cùng . Một phần khác nữa rất cần thiết . Đó là đối với người sử dụng tay trái, việcnghiên cứu về trường hợp chân mày không đều đặn sẽ được áp dụng ngượclại với phương thức trên. Nghĩa là chân mày phía mặt xác nhận khả năngvật chất, chân mày phía trái xác nhậnbản năng tinh thần .
Dĩ nhiên là thực tế và kinh nghiệm chứng minh rất ít có những chân mày thật đều đặn, mà ngược lại vẫn có những chân mày xiên quớt về phía trên, lại có đuôi lá liễu . Trường hợp này phải được nghiên cứuhỗn hợp gía trị của 2 mẫu chân mày xiên quớt và lá liễu và đương nhiên sựchen lẫn ở chân mày phía nào, sẽ nghiên cứu giá trị hoả hợp của chân mày phía ấy . Chúng ta có 1 thí dụ cụ thể cho 1 mẫu chân mày tượng trưng như thế này: chân mày trái lá liễu, chân mày mặt ngang và xiên xuống .
Giá trị sau cùng của nó là: người duy tâm, thông minh, mực thước, tự hiểugiá trị của chính mình .
Dĩ nhiên người này có đức tánh là chịu suy xét, biết kiềm hãm dục vọng của mình . MẮT Chân mày khoa trương sự kiều diễm của khuôn mặt, thì mắt lại là một thứ nhỡn tuyến sắc bén của linh hồn, phát xuất từ linh hông và nói lên tâm não . Do mắt, chúng ta có thể đọc được dễ dàng bản tánh cũng như phản ứng trong tâm não của mỗi người . Chúng ta có thể qui định giá trị cho đôi mắt như thế này: mắt thông minh, mắt lãnh đạm, mắt khờ khạo, mắt đa tình ... Đó là tâm lý xét đoán. Không chỉ thuần có đôi mắt, mà còn phải dung hoà với những nét phô bày trên khuôn mặt nữa . Về phương diện phân tách đôi mắt, chúng thử lấy 1 thí dụ như thế này: thử vẽ trên giấy 2 khuôn mặt giống nhau, mắt cũng giống nhau. Nhưng trong 1 khuôn mặt chúng ta vẽ miệngxệ xuống, khuôn mặt kia miệng lại vảnh lên . Chúng ta sẽ thấy rất rõ ràngở trường hợp: - Trường hợp thứ nhứt, đôi mắt buồn.
- Trường hợp thứ hai, đôi mắt tươi cười . Chỉ 2 thí dụ cụ thể như trên, cũng đủ để chúng ta có 1 kết luận: đôi mắt là cánh cửa sổ mở cho thấy tâm hồn của con người . Chúng ta còn 1 điểm đặc biệt khác, dùng quan sát giá trị của mắt là: -Với đôi mắt bình thường, khoảng cách nhau sẽ bằng với chiều ngang của1 mắt và chiều cao của 1 mắt đo theo 2 mí trên và dưới khi mắt mở ra, sẽ bằng phân 1/2 của chiều dài mắt ấy . Chúng ta có những giá trị khác nhau về đôi mắt như thế này: - Mắt dang ra, người giàu tưởng tượng . - Mắt gần lại, người có qui cũ, có óc minh bạch .
- Mắt mặt dang xa gốc mũi hơn mắt trái, người có nhiều tưởng tượng đẹp về tinh thần . - Mắt trái dang xa gốc mũi hơn mắt mặt, người giàu tưởng tượng và nhiềutrực giác . - Mắt gần chân mày, người có tánh khinh thường, hay chỉ trích . - Mắt xa chân mày, người nhẹ dạ, nhát gan .
- Mắt lộ, người bồng bột quá đáng, hay hành động nghịch thường . - Mắt cùng màu sắc với da, người ưa mơ mộng, hay vẽ vời những sự mộng ảo .
- Mắt sâu, người có nghị lực, chịu suy nghĩ, ít nói . - Mắt lồi (hay mắt ốc), người rắc rối,lắm lời . - Mắt lồi có vẻ lờ đờ, mi dày, người ham ăn, đần độn, dâm dật . - Mắt như mở to, người khẩu khí, trung trực .
- Mắt chìm trong mi, người quỉ quyệt,nhiều tính toán nhưng có tài giao thiệp . - Mắt nhỏ, tròn, sâu, lóng lánh, người minh mẫn, sáng suốt, khéo léo . - Mắt nhiều tròng trắng bao quanh con ngươi, người bồng bột, khát vọng, dễ hờn giận . Ngoài những cá tánh trên, mắt còn cónhững giá trị khác nhau tùy theo hình thức, màu sắc và cái liếc nhìn nữa . Về hình thức, chúng ta nghiên cứu được như sau: - Mắt to, người tiêu cực, duy tâm. - Mắt nhỏ, người tích cực, hoạt động. - Mắt nghiêng có đuôi quớt lên, ngườisống động, vui tính . - Mắt nghiêng, đuôi cong về phía dưới, người yếu bóng vía, mơ mộng, dễ chán nản . - Mắt ngang, người thiết thực, bình dị,tích cực . - Mắt có con ngươi to, người thần kinh dễ căng thẳng . Về màu sắc, chúng ta tìm thấy: - Mắt trong, người nhác nhúa, mềm dịu, thiếu cương quyết . - Mắt xanh trong, người kín đáo, nhu mì. - Mắt xanh, người thích ở 1 chỗ . - Mắt màu măng, người thích rày đây mai đó . - Mắt màu đất lợt, người bạo dạn, hung hăng. - Mắt màu đất sậm, người giàu nghị lực tinh thần cũng như vật chất, ham xoay sở . - Mắt màu xám hoặc xanh lợt, người suy tư . - Mắt đen, người hách dịch, bồng bột.
Chót hết, cái liếc của một người, nhứt là phái nữ, càng có nhiều ý nghĩa, mà chúng ta cần ghi nhận:
- Cái nhìn nóng bỏng, người dạt dào tình thương . - Cái nhìn nguội lạnh, người thiếu tìnhcảm . - Cái nhìn đục, người khờ khạo, nhu nhược và đa sầu . - Cái nhìn tươi, người nhanh trí . - Cái nhìn chăm chú, người trầm mặc. - Cái nhìn sâu, người thâm hiểm . - Cái nhìn óng ánh, người vui tính, thông minh. Một phần dính liền với mắt như môi với răng là đôi mi. Mi không khác nào2 chiếc cửa khép của mắt, nên mi rất đầy đủ ý nghĩa và giá trị . Khi nhìn ở đôi mi 1 người nào, chúng ta có thể xét được 1 phần tánh tình của người ấy:
- Mi có chiều cong xuống, người nhọcnhằn . - Mi cong ở mắt trái, người nhọc nhằn về vật chất . - Mi cong ở mắt phải, người nhọc nhằn về trí não . - Mi vảnh lên về gốc mũi, người độ lượng, chững chạc, chịu nghe lời phê bình . - Mi dưới đưa ra, người ham gây, ưa hoài nghi. - Mi trên bầu, người ham chuộc màu sắc, nhạy cảm . - Mi trên bầu và cong vào mắt, người có khả năng diễn tả, rành việc so sánhgiá trị của bất cứ việc gì . - Mi dày, người láu ăn, đa dâm . - Mi sâu, rõ và vòng cung, người quí phái . Sau mi mắt, đến lông nheo. Chúng ta có những giá trị về lông nheo như sau,độc đáo về nam tính và nữ tính cho 1người bạn gái: - Long nheo dài và cong, người có dâm tính dồi dào, nữ tính . - Long nheo dài và ngay, người có dâm tính dồi dào, nam tính . - Long nheo ngắn và ngay, người kém khả năng dâm dục, hoàn toàn nam tính . - Long nheo ngắn và cong, người kémkhả năng dâm dục, hoàn toàn nữ tính .
MŨI Chúng ta nhận thấy ở người nữ, mũi tương đối nhỏ hơn ở người nam về hình thức, nghĩa là chiều dài, chiều rộng và sự to, nhỏ luôn luôn thay đổi đến tuổi thật lớn mới ngừng lại . Hình thức của mũi là điểm cần yếu được chúng ta chú ý nhứt trong việc nghiên cứu về gía trị của mũi .
Chúng ta có những chi tiết như sau: - Mũi ngắn, người nhạy cảm, dễ bắt chước, nhanh nhẹn về tư tưởng cũng như về hành động . - Mũi dài, người đằm thắm, già dặn về suy nghĩ, nhiều tư cách . - Mũi khum, người đa dâm . - Mũi trũng, người kém khả năng vật chất . - Mũi dày, người có tư tưởng mạnh, nhân ái, hay thố lộ tánh tình . - Mũi mỏng, người dễ xúc động, khéoléo, kín đáo nhưng ích kỷ . - Mũi lõm, người đa cảm, mềm yếu, bất nhứt, dễ khích động nhưng cũng giỏi bắt chước . - Mũi quặp, người tham lam, can đảm, có khả năng trí thức, có óc chinh phục . - Mũi ngắn, lõm và dày, người thích ởnguyên 1 chỗ . - Mũi ngắn, quặp và mỏng, người thích rày đây mai đó . - Mũi dài, quặp và dày, người ham thực hiện .
- Mũi dài, quặp và mỏng, người suy tư. - Mũi to quá mức, người tự hào, tự phụ . - Mũi dày quá mức, người can đảm, chững chạc nhưng ô về và có óc phá hoại . - Mũi mỏ két, người gan dạ nhưng có tánh cướp bóc .
- Mũi hơi cong, người nhiều thông minh và nhân ái . - Mũi gân guốt, hơi quặp, người sống động . - Mũi con, hơi nhọn ở chót, người luôn luôn nhân từ . - Mũi cong ở gốc, người máy móc . Ngoài giá trị tổng quát về hình thức, chúng ta còn giá trị riêng rẽ từng phần của mũi, bắt đầu bằng gốc mũi: - Gốc mũi thẳng với trán, người thực tế, thiếu mềm mỏng . - Gốc mũi lõm, người rộng rãi, thích hoạt động xã hội . - Gốc mũi dày, người tế nhị, thông minh có giới hạn . - Gốc mũi mỏng, người dễ xúc cảm, khéo tay nhưng lắm lúc cũng ích kỷ . - Gốc mũi có nếp đứng, người hay tập trung ý chí, chịu suy nghĩ . - Gốc mũi có nếp ngang, người nhác gan, hay run sợ . Về sống mũi, chỉ có 2 hình thức giá trị: - Sống mũi rộng, người có khả năng trí thức, giàu cốt cách . - Sống mũi cong ở phần giữa, người thông minh, nhanh trí . Sau sống mũi, đến chót mũi: - Chót mũi mỏng, người ích kỷ nhưngcó tài ngoại giao và trực giác . - Chót mũi nhọn, cong xuống, người hà tiện . - Chót mũi vuông, người tích cực . - Chót mũi tròn, người thật thà . - Chót mũi như viên đạn, người dâm dật .
- Chót mũi thịt, người đa dâm . - Chót mũi tẹt, người dâm đãng táo bạo . 2 bên sống mũi có phần da dày bao lỗmũi gọi là cánh mũi . Cánh mũi có những giá trị sau: - Cánh mũi ốm, người sống về tinh thần . - Cánh mũi nhiều thịt, người ham lạc thú, thích hưởng thụ .
- Cánh mũi rộng, người có khả năng vật chất . - Cánh mũi hẹp, người khiếm khuyết khả năng vật chất . Sau cùng trong phần mũi là 2 lỗ: - Lỗ mũi yếu, người bạc nhược . - Lỗ mũi kín như khép lại, người lạnh nhạt . - Lỗ mũi rộng như mở ra, người hănghái . - Lỗ mũi không lay động, người thờ ơ. - Lỗ mũi lay động, người đa tình . - Lỗ mũi trống (trông thấy ở phần trong), người chua chát, lãnh đạm, bạo tàn
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian